Giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác (như lương của người lao động, các nghĩa vụ thuế chưa thực hiện, nợ bảo hiểm xã hội…) và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI LTS LAW

Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin

Chuyên viên tư vấn sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng thông qua các kênh thông tin trực tuyến hoặc trực tiếp tại văn phòng.

Đồng thời, chuyên viên cũng sẽ tư vấn cho khách hàng những lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp và các chi phí phát sinh.

Bước 2: Soạn hồ sơ

Hoàn thành hồ sơ ngay sau khi có đầy đủ thông tin từ khách hàng và sẽ chuyển hồ sơ cho khách hàng ký trực tiếp.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép

Nhân viên của LTS LAW sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước.

Bước 5: Bàn giao kết quả

LTS LAW sẽ bàn giao thông báo giải thể cho khách hàng và thu tiền phí dịch vụ.

 

TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Bước 1: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có)
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên/ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/ Biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Văn bản ủy quyền cho nhân viên LTS LAW nộp hồ sơ.

Bước 2: Thủ tục tại cơ quan Thuế

  • Gửi công văn xin Giải thể lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp)
  • Gửi Công văn xin quyết toán thuế
  • Đóng các loại thuế còn nợ
  • Nộp phạt (nếu có)

Sau khi có xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở thì Cục thuế ra quyết định đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp.

Bước 3: Thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được quyết định đóng cửa Mã số thuế, Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể lên Phòng ĐKKD. Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có);
  • Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho nhân viên LTS LAW nộp hồ sơ

 

KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC SAU KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI LTS LAW

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Leave a Reply