Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được hiểu là tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp để phù hợp với định hướng phát triển sau này. Trường hợp doanh nghiệp không còn đáp ứng được yêu cầu về số lượng thành viên theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình sao cho phù hợp. Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi. Vậy thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này của LTS LAW.
Tóm tắt nội dung
Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần.
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần.
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên.
Vì sao cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Nếu doanh nghiệp muốn tổ chức lại cơ cấu công ty cho phù hợp với định hướng và quy mô kinh doanh của công ty hoặc công ty không còn đủ thành viên tối thiểu của loại hình doanh nghiệp đó thì phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Trường hợp công ty đang bị thiếu nguồn vốn đầu tư thì có thể chuyển từ công ty TNHH 1 thành viên sang TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc chuyển đổi này sẽ giúp công ty thêm các thành viên mới góp vốn giúp tạm thời giải quyết được vấn đề vốn đầu tư của công ty.
- Nếu công ty TNHH 2 thành viên trở lên muốn cơ cấu lại vốn hoặc số lượng thành viên vượt quá 50 thì theo quy định phải chuyển loại hình doanh nghiệp. Đồng thời số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ còn 1 thì cần chuyển sang loại hình công ty TNHH 1 thành viên.
- Trường hợp một doanh nghiệp tư nhân do sự kiện pháp lý không còn là 1 chủ sở hữu như ban đầu thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Đối với công ty cổ phần do cơ cấu lại vốn hoặc còn dưới 3 cổ đông thì cũng cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
Quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo luật mới nhất
Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo các phương thức sau đây:
- Chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn vào và không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Công ty TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác.
- Công ty TNHH dùng cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác.
- Các phương thức khác để đảm bảo số lượng cổ đông tối thiểu là 3.
- Đối với những doanh nghiệp nhà nước muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp phải đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi của doanh nghiệp, nếu hồ sơ hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời sẽ tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi chuyển đổi loại hình thì doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn phải kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.
Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty cổ phần có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên theo phương thức sau đây:
- Một cổ đông trong công ty nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại của công ty.
- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông của công ty, nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông trong công ty cổ phần.
- Trường hợp công ty cổ phần chỉ còn lại một cổ đông.
Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp trước đây. Đồng thời, chịu toàn bộ trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác.
Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty cổ phần chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng. Công ty cổ phần cần gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi đã đăng ký trước kia. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi loại hình công ty TNHH có hai thành viên trở lên theo những phương thức sau đây:
- Công ty cổ phần có thể chuyển đổi loại hình công ty TNHH có hai thành viên trở lên mà không huy động thêm vốn hoặc chuyển nhượng cổ phần.
- Huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn vào để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần thành công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
- Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần công ty cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn.
- Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông.
- Kết hợp các phương thức trên và các phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần dựa vào quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân. Những phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khoản 1 Điều 205 của Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các đối tác có hợp đồng chưa thanh lý về việc tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó khi công ty được chuyển đổi.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cơ bản
Để thực hiện được việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
- Bản sao biên bản họp và quyết định bằng văn bản về việc chuyển đổi của:
○ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
○ Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên.
○ Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần.
- Điều lệ công ty (áp dụng với công ty TNHH và công ty cổ phần).
- Danh sách thành viên (áp dụng với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).
- Những giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: CMND/CCCD, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực (đối với cá nhân); bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, đối với nhà đầu tư nước ngoài thì các giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
- Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại LTS LAW
LTS LAW với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, đội ngũ chuyên viên đã có rất nhiều kinh nghiệm. Sẽ giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng các vấn đề về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của LTS LAW quý khách có thể yên tâm. Công tác chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ và tiến hành các thủ tục hành chính sẽ được hoàn tất nhanh chóng.
- LTS LAW hỗ trợ giải quyết mọi hồ sơ, giấy tờ về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao tư vấn nhiệt tình cho khách hàng.
- Quy trình thực hiện đơn giản, chuẩn bị hồ sơ chính xác hạn chế việc phải bổ sung nhiều lần gây mất thời gian.
- Báo giá một lần, không phát sinh chi phí khi thực hiện thủ tục việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Cam kết giao nhận kết quả đúng hẹn với doanh nghiệp.
- Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, đồng hành trong mọi vấn đề.
Trên đây là những thông tin thủ tục về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Bạn đang có nhu cầu chuyển đổi loại cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Thì có thể liên hệ với LTS LAW thông qua qua hotline để được tư vấn chi tiết hơn.
LTS LAW FIRM
Đại chỉ: Phòng 602, Lầu 6, 520 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Email: contact@lts.com.vn
Hotline: (+84) 902 798 066
LIÊN HỆ VỚI LTS LAW ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Tổng đài tư vấn 0902 798 066