Trong hoạt động thương mại, việc xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Đây được xem là tranh chấp mang tính pháp lý và cần được giải quyết một cách minh bạch, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Bài viết sau đây của LTS LAW sẽ giải thích chi tiết tranh chấp thương mại là gì, đặc điểm và phương thức giải quyết ra sao.
Tóm tắt nội dung
Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh được hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên hợp tác trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại.
Những mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại phổ biến như: hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm quy định hợp đồng của các bên khi tham gia hợp đồng thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại. Hầu hết các tranh chấp thương mại là những tranh chấp phát sinh từ các thương nhân (pháp nhân, cá nhân kinh doanh) tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Chủ thể của tranh chấp thương mại
Chủ thể của tranh chấp thương mại chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên tham gia là thương nhân. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp kinh doanh thương mại, phổ biến như: công ty – thành viên trong công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến hoạt động thành lập, sáp nhập, giải thể,…
Lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ đầu tư, xúc tiến hoạt động thương mại và một số hoạt động với mục đích sinh lời khác.
Nội dung của tranh chấp thương mại
Trong nhiều trường hợp, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên vi phạm hợp đồng đầu tư, kinh doanh và xâm hại đến lợi ích của nhau. Tuy nhiên, cũng có thể những vi phạm xâm hại lợi ích giữa các bên kinh doanh nhưng không gây ra tranh chấp.
Nội dung liên quan đến tranh chấp thương mại thường là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại. Hầu hết các quan hệ thương mại có bản chất là quan hệ tài sản, do đó nội dung của tranh chấp thường tác động đến lợi ích kinh tế của các bên.
Các loại hình tranh chấp thương mại phổ biến
Dựa vào những căn cứ pháp lý khác nhau, các loại hình tranh chấp thương mại được phân chia như sau:
Căn cứ vào lãnh thổ
Theo phạm vi lãnh thổ, các tranh chấp thương mại gồm có tranh chấp kinh doanh thương mại trong nước và tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế.
Căn cứ vào số lượng bên tranh chấp
Dựa vào số lượng các bên tranh chấp, tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp giữa hai bên và tranh chấp nhiều bên.
Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp
Dựa vào lĩnh vực tranh chấp, tranh chấp kinh doanh thương mại gồm có các tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính,…
Căn cứ vào quá trình thực hiện
Dựa vào quá trình thực hiện, tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm tranh chấp trong khi đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng,… và tranh chấp trong khi thực hiện hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp thương mại là gì?
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là quá trình mà các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột về kinh tế, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể trong kinh doanh.
Hay hiểu một cách đơn giản, giải quyết tranh chấp thương mại là quá trình phân xử để từ đó làm rõ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên kinh doanh, buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm đối với bên vi phạm.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 phương thức giải quyết tranh chấp đang được áp dụng, bao gồm: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án và Trọng tài. Đặc điểm của mỗi phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cụ thể như sau:
Thương lượng
Phương thức này được thực hiện thông qua việc bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh giữa các bên để loại bỏ tranh chấp mà không cần sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào khác.
Quá trình thương lượng, giải quyết tranh chấp giữa các bên không chịu sự ràng buộc theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Áp dụng phương thức giải quyết này, kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp, hoàn toàn không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi trong quá trình thỏa thuận, thương lượng giữa các bên.
Hòa giải
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung gian giúp tìm kiếm phương thức giải quyết phù hợp.
Quá trình hòa giải giữa các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định mang tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về các thủ tục hòa giải.
Cũng tương tự như phương thức thương lượng, kết quả hòa giải sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp, hoàn toàn không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi trong quá trình hòa giải của các bên.
Tòa án
Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án đó là:
- Tòa án chỉ tiến hành giải quyết các tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp, đồng thời tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Quá trình hòa giải thông qua tòa án được phán quyết bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thực thi bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
- Quá trình giải quyết hòa giải diễn ra theo trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử.
Trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có đặc điểm như sau:
- Được tiến hành thực hiện khi có yêu cầu của các bên tranh chấp, đồng thời tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
- Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên.
- Phương thức này đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất giữa các bên tranh chấp khi mà các bên có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết hòa giải, luật áp dụng.
- Hoạt động giải quyết hòa giải không được công khai, cần đảm bảo tính bí mật.
Yêu cầu khi giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại được xem là một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Khi tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh, đòi hỏi phải được giải quyết một cách minh bạch, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong các hoạt động kinh doanh thương mại. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:
- Quá trình giải quyết nhanh chóng, thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh thương mại.
- Sau khi giải quyết tranh chấp cần đảm bảo khôi phục và duy trì các mối quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh thương mại.
- Tuyệt đối giữ bí mật kinh doanh, uy tín giữa các bên.
- Phương án giải quyết tranh chấp đảm bảo tính kinh tế (ít tốn kém nhất).
Giới thiệu dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại của LTS LAW
Tranh chấp thương mại là vấn đề không ai mong muốn xảy ra trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra tranh chấp cần phải có phương án giải quyết thỏa đáng. Dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại của LTS LAW sẽ giúp quý khách đưa ra những giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất.
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp tác kinh doanh thương mại.
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết các tranh chấp và cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại.
- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và thực hiện đàm phán với các bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Tiến hành tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các bên trong quan hệ tranh chấp, đại diện đứng ra thương lượng hòa giải cho khách hàng.
- Trao đổi, hướng dẫn khách hàng thu thập các tài liệu liên quan đến chứng cứ, cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp.
- Cử đại diện luật sư theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.
Như vậy, những thông tin chi tiết về vấn đề tranh chấp thương mại đã được cập nhật chi tiết trong bài viết trên. Nếu quý khách có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, hãy liên hệ ngay với LTS LAW để được tư vấn về các giải pháp hiệu quả, nhanh chóng, chuẩn xác.
Liên hệ ngay với LTS LAW để được tư vấn chi tiết nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LTS LAW
Địa chỉ: Phòng 602, Tầng 6, 520 CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM, Việt Nam
Email: contact@lts.com.vn
Hotline: (+84) 902 798 066
LIÊN HỆ VỚI LTS LAW ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Tổng đài tư vấn 0902 798 066