Sau một thời gian thành lập mà doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ, không còn khả năng chi trả các chi phí và phương hướng khắc phục, các nhà đầu tư, chủ sở hữu thường sẽ lựa chọn giải thể doanh nghiệp. Khi mới thành lập doanh nghiệp, cần các thủ tục đăng ký kinh doanh. Đến khi doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động thì cũng không thể thiếu các thủ tục giải thể công ty. Các chủ sở hữu có thể tìm hiểu thêm về doanh nghiệp giải thể trong bài viết này của LTS LAW.
Tóm tắt nội dung
Giải thể doanh nghiệp nghĩa là gì?
Giải thể doanh nghiệp hay giải thể công ty là từ dùng để chỉ việc loại bỏ sự tồn tại của cơ sở kinh doanh trong một nền kinh tế. Chủ doanh nghiệp giải thể phải thanh lý tất cả tài sản của doanh nghiệp để trả lương nhân viên, bồi thường hợp đồng và các khoản nợ. Đồng thời, việc giải thể công ty còn là thủ tục chấm dứt tất cả quyền và nghĩa vụ trước pháp luật về sau. Tuy nhiên, để hoàn thành thủ tục giải thể thì doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ được tạo lập trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Các trường hợp giải thể công ty tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì có 2 trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:
Giải thể tự nguyện
Giải thể tự nguyện là trường hợp chấm dứt các hoạt động của doanh nghiệp theo ý muốn của chủ sở hữu. Việc giải thể diễn ra khi hết thời gian hoạt động đã ghi trong điều lệ của doanh nghiệp và chủ sở hữu không có ý định gia hạn thêm. Hoặc trường hợp công ty hoạt động không hiệu quả nên chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên trong những trường hợp này, chủ sở hữu thường sẽ chuyển nhượng doanh nghiệp để tối đa lợi ích kinh tế. Vì vậy, việc giải thể doanh nghiệp tự nguyện rất ít xảy ra ngoài thực tế. Những công ty đi đến việc giải thể tự nguyện đều do rao bán không thành công.
Giải thể bắt buộc
Giải thể bắt buộc xảy ra khi các cơ quan nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải ngừng toàn bộ hoạt động kinh doanh. Trường hợp giải thể này có thể xuất hiện khi doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật.
Việc bắt buộc giải thể cũng có thể xảy ra khi số lượng thành viên tối thiểu của doanh nghiệp không đáp ứng được quy định của cơ quan nhà nước. Trường hợp này rất dễ xử lý, doanh nghiệp có thể nạp thêm thành viên hoặc làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh trong vòng 6 tháng để không bị buộc giải thể.
Điều kiện giải thể công ty tại Việt Nam
Theo khoản 2, Điều 207 trong Luật doanh nghiệp 2020 có quy định điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp chỉ được công nhận giải thể khi đã thanh toán tất cả các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản liên quan và không tham gia vào quá trình tố tụng.
- Việc giải thể công ty chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của chủ sở hữu công ty hoặc quyết định của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp giải thể bắt buộc thì người quản lý doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên đới cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ.
- Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì không thể tiến hành giải thể mà phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
Phân biệt việc phá sản với giải thể công ty
Ý nghĩa giải thể công ty và phá sản đều là hình thức doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh. Nhưng về nguyên nhân, trách nhiệm, hệ quả pháp lý và thủ tục thực hiện sẽ có nhiều sự khác biệt.
Phá sản là cách xử lý cuối cùng của doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp không thể tự ý phá sản mà cần phải có quyết định của tòa án.
Trong khi đó, giải thể là doanh nghiệp chủ động muốn ngừng kinh doanh và vẫn còn khả năng thanh toán các khoản nợ. Trường hợp bắt buộc giải thể là bị thu hồi giấy phép kinh doanh do vi phạm quy định của pháp luật.
Thủ tục giải thể công ty tại Việt Nam
Thông qua quyết định giải thể công ty
Bước đầu tiên khi tiến hành giải thể doanh nghiệp là tổ chức một buổi họp với các thành viên trong ban quản trị hoặc cổ đông để thông qua quyết định giải thể. Buổi họp này sẽ thể hiện sự nhất trí của các thành viên về những vấn đề liên quan. Bao gồm việc thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ trong hợp đồng lao động.
Trên văn bản quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ trụ sở đã đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Lý do giải thể doanh nghiệp.
– Thời hạn thực hiện các thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Lưu ý, thời hạn thanh toán nợ và thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định giải thể.
– Đối với nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động cần có phương án xử lý.
– Họ tên và chữ ký của người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
Thông báo về việc giải thể công ty
Khi quyết định giải thể được thông qua thì doanh nghiệp cần thông báo chính thức cho những người có mối liên hệ về quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Đối với trường hợp doanh nghiệp vẫn còn nghĩa vụ về tài chính thì phải gửi kèm phương án giải quyết.
Trên thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, ghi rõ thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán khoản nợ đó. Kèm theo đó là cách thức và thời gian giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ
Các khoản nợ của công ty cần được thanh toán theo thứ tự như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động của người lao động cần được ưu tiên thanh toán.
- Tiếp theo là việc thanh toán các khoản thuế phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
- Sau cùng là các khoản nợ của doanh nghiệp với các tổ chức hoặc cá nhân.
- Sau khi đã doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí liên quan thì phần còn lại thuộc về các thành viên của công ty.
Nộp hồ sơ giải thể tại phòng Đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn tất các thủ tục bên trên thì người đại diện doanh nghiệp cần nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại phòng Đăng ký kinh doanh.
Trường hợp giải thể doanh nghiệp theo hồ sơ, sau khi nhận được hồ sơ giải thể cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể đến cơ quan thuế. Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin cơ quan thuế sẽ phản hồi lại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trường hợp giải thể tự động thì sau 180 ngày từ ngày thông báo giải thể công ty mà không nhận phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, cơ quan đăng ký kinh doanh bắt đầu cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp giải thể.
Hồ sơ cần chuẩn bị để giải thể doanh nghiệp/công ty
Để tiến hành giải thể doanh nghiệp thì người đại diện doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan như sau:
- Một văn bản thông báo giải thể doanh nghiệp.
- Biên bản họp và quyết định của cổ đông, thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp.
- Danh sách đã thanh toán nợ, bao gồm chủ nợ, số tiền, cả các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội.
- Danh sách người lao động tại doanh nghiệp và quyền lợi đã được giải quyết của người lao động.
- Xác nhận của ngân hàng mà công ty mở tài khoản doanh nghiệp về việc đã tất toán tài khoản. Nếu công ty chưa mở tài khoản tại ngân hàng, thì cần có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ ngân hàng.
- Những giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng thông báo giải thể theo quy định.
- Thông báo, xác nhận của cơ quan thuế về việc đóng mã số thuế, nếu chưa đăng ký thuế thì cũng cần văn bản xác nhận của cơ quan thuế.
- Giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc đã huỷ con dấu doanh nghiệp theo quy định. Nếu chưa có con dấu doanh nghiệp thì cần có văn bản xác nhận của cơ quan công an.
- Bản gốc của Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN.
- Bảng báo cáo về việc các thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể của những đơn vị đó.
LTS LAW tư vấn thủ tục giải thể công ty tại Việt Nam
Dịch vụ tư vấn giải thể công ty LTS LAW bao gồm dịch vụ tư vấn thủ tục cho doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Dịch vụ này của LTS LAW được nhiều khách hàng lựa chọn là vì:
- Đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, giúp khách hành giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan.
- Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
- Có nhiều danh mục dịch vụ cho khách hàng lựa chọn.
- Ứng dụng triệt để quy trình, biểu mẫu theo dõi để đảm bảo tính đồng nhất trong các hoạt động.
- LTS LAW cung cấp dịch vụ chất lượng với chi phí phù hợp.
- Cung cấp các giải pháp phù hợp thực tiễn tại Việt Nam, mang tính chuyên nghiệp cao.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam được tiến hành với nhiều khâu và chứng từ tương đối phức tạp. Do vậy nhiều công ty sẽ lựa chọn dịch vụ giải thể doanh nghiệp để tối ưu hóa thời gian và đảm bảo đúng quy trình.
Những thông tin liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp đã được cập nhật trong bài viết này, quý khách có thể tham khảo để ứng dụng cho doanh nghiệp. Nếu muốn tư vấn về dịch vụ giải thể công ty, vui lòng liên hệ LTS LAW thông qua hotline để được hỗ trợ.
Liên hệ ngay với LTS LAW để được tư vấn chi tiết nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LTS LAW
Địa chỉ: Phòng 602, Tầng 6, 520 CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM, Việt Nam
Email: contact@lts.com.vn
Hotline: (+84) 902 798 066
LIÊN HỆ VỚI LTS LAW ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Tổng đài tư vấn 0902 798 066