I. giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
II. giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng trong các trường hợp
– Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
III. Quy trình thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại LTS Law
- Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin
Chuyên viên tư vấn sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng thông qua các kênh thông tin trực tuyến hoặc trực tiếp tại văn phòng.
Đồng thời, chuyên viên cũng sẽ tư vấn cho khách hàng những lưu ý khi tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chi phí phát sinh.
- Bước 2: Soạn hồ sơ
Hoàn thành hồ sơ ngay sau khi có đầy đủ thông tin từ khách hàng và sẽ chuyển hồ sơ cho khách hàng ký trực tiếp.
- Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận
Nhân viên của LTS LAW sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Bộ Công thương và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước.
- Bước 4: Bàn giao kết quả
LTS LAW sẽ bàn giao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho khách hàng và thu tiền phí dịch vụ.
IV. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04;
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại;
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa;
Lưu ý: Đối với những trường hợp thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tương tự như trên. Đối với những lần tiếp theo, hồ sơ đơn giản hơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP
Thời hạn trả kết quả:
1/ Đối với hồ sơ điện tử:
– Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử tức được xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;
– Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy
2/ Đối với hồ sơ nộp bản giấy trực tiếp: 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ
3/ Đối với hồ sơ nộp bằng đường bưu điện: 24 giờ làm việc kể từ nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý ngoại thương 2017
- Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa.
- Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về Xuất xứ hàng hóa
Vui lòng liên hệ với LTS LAW để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
Liên hệ LTS LAW