Kinh doanh nhà hàng đang là ngành hot hiện nay cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự du nhập của nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới đặc biệt là về ẩm thực. Do đó mà lĩnh vực kinh doanh nhà hàng chưa bao giờ hết “sốt” đặc biệt với các nhà ẩm thực trên thế giới muốn đưa nền ẩm thực của nước họ vào Việt Nam.
Để mở một nhà hàng tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài thường gặp rất nhiều khó khăn cho các thủ tục hành chính nhất là trong lĩnh vực thực phẩm. LTS LAW xin tổng hợp các thủ tục hành chính cơ bản để nhà đầu tư nước ngoài có thể mở nhà hàng tại Việt Nam như sau:
Việt Nam đã không còn bất kỳ hạn chế nào đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ Nhà hàng theo Biểu cam kết WTO [dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643)]. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện kinh doanh dịch vụ nhà hàng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tại TP. Hồ Chí Minh, nhà đầu tư nước ngoài cần có địa điểm cụ thể để kinh doanh nhà hàng hoặc nhà đầu tư nước ngoài mua lại một nhà hàng hiện có tại TP. Hồ Chí Minh và cần phải có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân Quận.
QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH NHÀ HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI LTS LAW
Bước 1: Tiếp nhận & tư vấn
Luật sư hoặc Chuyên viên tư vấn sẽ tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty của Khách hàng thông qua các kênh điện thoại, email, Facebook, Zalo… hoặc trực tiếp tại trụ sở của LTS LAW.
Đồng thời, Luật sư hoặc Chuyên viên cũng sẽ giải đáp các thắc mắc của Khách hàng; tư vấn cho khách hàng những lưu ý khi thành lập công ty và các chi phí phát sinh.
Bước 2: Soạn hồ sơ
LTS LAW sẽ soạn thảo và hoàn thành hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nhà hàng có vốn đầu tư nước ngoài ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ Khách hàng và sẽ chuyển hồ sơ cho Khách hàng ký trực tiếp.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép
Nhân viên của LTS LAW sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Thời gian có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Khắc con dấu và thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia
LTS LAW sẽ khắc con dấu ngay sau khi có thông tin về Mã số thuế của Công ty. Thời gian hoàn thành con dấu: 01 ngày.
LTS LAW sẽ thực hiện thủ tục thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia. Thời gian hoàn thành: 01 ngày làm việc.
Bước 5: Bàn giao giấy phép, con dấu
LTS LAW sẽ bàn giao bản chính giấy phép và con dấu công ty cho Khách hàng.
Các bước để thành lập công ty kinh doanh nhà hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Bước 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Đối với cá nhân: CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (có hợp pháp hóa lãnh sự);
3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
4. Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức); tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệ mang tên nhà đầu tư với số tiền tương ứng đầu tư tại Việt Nam (đối với nhà đầu tư là cá nhân).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh dịch vụ nhà hàng cần phải xin ý kiến của Ủy ban nhân dân quận/ huyện.
Bước 2: Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. Giấy đề nghị Đăng ký thành lập doanh nghiệp;
2. Điều lệ doanh nghiệp;
3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Đối với cá nhân: CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
5. Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.
Bước 3: Xin Giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
- Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn thẩm định thực để thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, kết quả của việc thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không Đạt”. Nếu kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 07 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm kể từ ngày cấp.
Ngoài ra tùy vào hoạt động kinh doanh và quy mô mà Công ty kinh doanh nhà hàng có vốn đầu tư nước ngoài cần phải xin các Giấy phép sau:
- Giấy phép bán lẻ thuốc lá
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép xây dựng
Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty kinh doanh nhà hàng hiện có tại Việt Nam. Xem thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài tại đây.
KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC SAU KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH NHÀ HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI LTS LAW
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế);
3. Con dấu công ty;
4. Xác nhận Công bố mẫu dấu công ty;
5. Hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp (01 bộ gốc);
6. Được tư vấn miễn phí dịch vụ sau thành lập (không bao gồm thực hiện công việc): tài khoản ngân hàng, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đăng ký sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng điện tử;
7. Tư vấn kê khai thuế trong quá trình hoạt động;
8. Tư vấn dịch vụ kế toán thuế trọn gói;
9. Tư vấn xây dựng website; logo, nhãn hiệu, đăng ký logo, nhãn hiệu và các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp…